HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Tuyển sinh Liên hệ: Mr Mạnh: 0989531733 hoặc 02463258761
VIDEO - CLIP
THÔNG TIN CHI TIẾT
Chuẩn đầu ra các chương trình giáo dục bậc Cao đẳng
Quyết định về việc ban hành chuẩn đầu ra các chương trình giáo dục bậc Cao đẳng của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô.

 

        TỔNG CỤC KỸ THUẬT                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

         VÀ KỸ THUẬT Ô TÔ                                                            

 
 

 

          Số: 968/QĐ-CĐCNKT2                Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành chuẩn đầu ra các chương trình giáo dục bậc Cao đẳng

 
 

 

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT Ô TÔ

Căn cứ quyết định số 1510/QĐ-BGDĐT ngày 18/4/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô trên cơ sở Trường Trung cấp Kỹ thuật Xe - Máy/ Tổng cục Kỹ thuật;

Căn cứ QĐ số 578/QĐ-CĐCNVKT ngày 06/6/2012 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật ô tô về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô;

Căn cứ theo Công văn số 2196/BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo;

Xét đề nghị của đồng chí Trưởng phòng Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành chuẩn đầu ra cho các chương trình giáo dục bậc Cao đẳng tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô (có bản đính kèm).

Điều 2. Quyết định này được áp dụng từ khóa IX Cao đẳng hệ chính quy tập trung. Các chuẩn đầu ra được ban hành theo quyết định này là cơ sở để Nhà trường tổ chức đào tạo, xây dựng và điều chỉnh các chương trình đào tạo; đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; là cam kết về chất lượng đào tạo của Nhà trường đối với xã hội.

Điều 3. Đồng chí Trưởng phòng Đào tạo, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:                                                                         HIỆU TRƯỞNG

- Ban giám hiệu;

- Các B ,K, d;

- Đăng tải Website ;                                                                                                 (Đã ký)

- Lưu: VT, B2; Th20.

                                                                     Đại tá Trần Hà Thọ

CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGÀNH KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

 (Ban hành kèm theo Quyết định Số: 968/QĐ-CĐCNKT2 ngày 10 /8   /2015 của Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô)

1.Tên ngành đào tạo: Kế toán (Accounting)

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

3. Kiến thức

3.1. Kiến thức chung

- Hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước và những vấn đề cấp bách của thời đại.

- Nắm vững các kiến thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học quản lý có liên quan đến thực hiện các công việc trong lĩnh vực kế toán - tài chính.

- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành như: Tài chính - tiền tệ, Tín dụng, Ngân hàng, Kinh tế vi mô, Quản trị học, Marketing căn bản, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê,...trong công tác kinh tế - tài chính của doanh nghiệp

- Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành như: chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán  trong các loại hình DN để  thực  hiện các nhiệm vụ kế toán theo yêu cầu của chuyên môn

-  Nắm vững các luật: Luật kế toán, Luật DN, Luật thuế và các văn bản pháp quy có liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn.

- Sử dụng thành thạo các công cụ máy tính hỗ trợ cho công việc như: MSOffice, Projector, Internet Explorer,... (cấp độ B)

- Sử dụng kiến thức khoa học tự nhiên như: Toán cao cấp, xác suất thống kê, ... vào công tác phân tích tài chính.

- Nhận biết kiến thức An ninh quốc phòng trong tình hình hiện nay

3.2. Kiến thức chuyên ngành

- Phân biệt được cách tính toán, ghi chép và lập báo cáo về kế toán trong các loại hình DN (SX,TM, dịch vụ...) và các đơn vị HC - SN.

- Vận dụng các công cụ, phương pháp, quy trình, ... trong công tác thống kê, phân tích và kiểm toán ở các DN (SX,TM, dịch vụ...)

- Phân biệt và vận dụng các hình thức kế toán để tổ chức công tác kế toán trong các DN. 

3.3. Kiến thức bổ trợ

- Vận dụng những quy định của Luật kế toán, Luật DN, Luật thuế, Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán và các văn bản pháp quy khác có liên quan để thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn kế toán.

- Sử dụng kiến thức về thị trường chứng khoán để tham mưu cho Giám đốc Công ty đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán.

- Đạt trình độ B tiếng Anh; Trình độ B tin học hoặc tương đương.

4. Kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng

- Thu thập, xử lý, ghi chép, tổng hợp số liệu kế toán; lập báo cáo, phân tích các báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo thuế,... và cung cấp số liệu cho các đối tượng liên quan có nhu cầu.

- Tham gia lập dự toán Ngân sách của DN, các phương án huy động, phân phối và sử dụng các nguồn vốn trong DN.

- Thực hiện công tác giám sát, phát hiện, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về kế toán, tài chính trong DN.

- Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán.

4.2. Kỹ năng mềm

- Soạn thảo văn bản, dịch, đọc các văn bản tiếng Anh liên quan

- Giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán các hoạt động liên quan.

- Sử dụng thành thạo Internet để khai thác thông tin phục vụ công tác kế toán tài chính trong DN.

5. Thái độ

- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác-Lê- Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước vào lĩnh vực kế toán trong đơn vị. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước.

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cẩn trọng, chịu khó, tinh thần phục vụ CBCNV trong đơn vị và khách hàng của đơn vị hết mình, cởi mở, chân tình. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp.

- Làm việc có kế hoạch, sáng tạo; Có ý thức vươn lên trong học tập và công việc.

6. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Nhân viên kế toán tổng hợp; Nhân viên thống kê; Nhân viên kiểm toán nội bộ trong các DN (SX, thương mại, dịch vụ, xây lắp, kiểm toán,...)

- Nhân viên kế toán tổng hợp trong các đơn vị hành chính - sự nghiệp (Quân đội, công an, bệnh viện, trường học, sở, ban, ngành ... )

- Nhân viên kế toán tổng hợp trong các tổ chức chính trị - xã hội

- Nhân viên Ban Kiểm soát trong các Cty Cổ phần, HTX.

- Nhân viên phòng tín dụng trong các Ngân hàng Thương mại

- Nhân viên các cơ quan thuế: (Chi cục thuế, cục thuế).

- Sau khi tốt nghiệp tham gia các công tác thực tế từ năm 2 năm trở lên và được học bổ sung chứng chỉ kế toán trưởng có thể bổ nhiệm kế toán trưởng trong các DN, các đơn vị hành chính - sự nghiệp và các tổ chức chính trị - XH

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo.

- Có thể học liên thông đại học ngành kế toán hoặc liên thông đại học ngành gần đúng ngành kế toán.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Kinh tế quốc tế

- Chuẩn mực kế toán quốc tế

- Hệ thống tài khoản kế toán VN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 968/QĐ-CĐCNKT2 ngày 10 /8   /2015 của Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô)

1. Tên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin (INFORMATION TECHNOLOGY)

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

3. Kiến thức

3.1. Kiến thức chung

- Hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước và những vấn đề cấp bách của thời đại.

- Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở ngành: Toán rời rạc, cơ sở kỹ thuật lập trình,  kỹ thuật số, kỹ thuật vi xử lý, xử lý tín hiệu số, kỹ thuật truyền số liệu,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới.

- Nhận biết kiến thức An ninh quốc phòng trong tình hình hiện nay

3.2. Kiến thức chuyên ngành

Có kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Gồm kiến thức về: kỹ thuật lập trình nâng cao với các ngôn ngữ lập trình thông dụng, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cấu trúc máy tính, mạng máy tính, thiết kế website, công nghệ phần mềm, lắp ráp và bảo trì máy tính, hệ điều hành, an toàn và bảo mật thông tin mạng, tương tác người máy, quản trị mạng máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu,… 

3.3. Kiến thức bổ trợ

- Sử dụng những kiến thức đã học để thích ứng nhanh với các thay đổi của khoa học công nghệ; có khả năng tự nghiên cứu, rèn luyện nâng cao kỹ năng tay nghề trong môi trường công tác.

- Đạt trình độ B tiếng Anh; trình độ B tin học hoặc tương đương.

4. Kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng

- Vận hành và bảo trì được các hệ thống mạng thông tin trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp.

- Sử dụng và vận hành thành thạo các cơ sở dữ liệu cơ bản.

- Triển khai và quản lý được các dự án phần mềm tại các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Thành thạo trong việc thực hiện và việc áp dụng các quy trình xây dựng phần mềm sao cho hiệu quả.

- Tiếp cận được các công nghệ phục vụ cho công tác quản trị mạng đặc biệt là vấn đề bảo mật hệ thống mạng nội bộ trong các cơ quan, trường học, doanh nghiệp.

- Triển khai được các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin cho các đơn vị có nhu cầu hoặc trong các trường học.

4.2. Kỹ năng mềm

- Xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận khoa học chuyên ngành đào tạo.

- Phân tích, đánh giá được đặc điểm của từng phép thử ngẫu nhiên, phương pháp tính toán để đưa ra được phương pháp xử lý thích hợp.

- Hình thành kỹ năng đọc-dịch các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

- Củng cố kỹ năng ứng xử, giao tiếp, làm việc theo nhóm và phát triển kỹ năng sáng tạo, độc lập trong tư duy.

- Trình bày, giải đáp và phản biện được một số các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.

5. Thái độ

- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác-LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong đơn vị. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước.

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cẩn trọng, chịu khó, tinh thần phục vụ CBCNV trong đơn vị và khách hàng của đơn vị hết mình, cởi mở, chân tình. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp.

- Làm việc có kế hoạch, sáng tạo; Có ý thức vươn lên trong học tập và công việc.

6. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

- Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm.

- Các công ty tư vấn - thiết kế giải pháp mạng, giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.

- Các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin.

- Các bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin.

- Các viện nghiên cứu và các trung tâm chuyển giao công nghệ

- Có khả năng tự tạo việc làm cho bản thân và nhóm cộng sự.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở một số lĩnh vực chuyên sâu của ngành và các bậc học cao hơn.

- Có khả năng tiếp thu và cập nhật các công nghệ mới thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên trên các phương tiện thông tin, Internet.

- Có khả năng nâng cao về nghiệp vụ quản lý công nghệ thông tin

- Có khả năng học tập và nghiên cứu suốt đời.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình, tài liệu của BGD - ĐT ban hành.

- Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin - Hệ Cao đẳng của trường CĐCN&KT Ô tô và các tài liệu chuyên ngành liên quan của BGD ban hành.

- Chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình chuyên ngành Công nghệ thông tin hệ Đại học chuyên nghiệp của NXBKHKT; NXB GD và của các Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên và các Trường Đại học BK Hà Nội, Đại học BK Đà Nẵng; Đại học BK Thành phố Hồ Chí Minh…

   - Tài liệu quốc tế:

+ “Modern Operating Systems”, Andrew Tanenbaun, Prentice. Hall 2000.

+ James, F.K. and Keith, W.R. “Computer Networking: A Top Down Approach Featuring the Internet”. Pearson Education Inc, 2003

+  Pro .NET 2.0 Windows Forms and Custom Controls in VB 2005 - Copyright © 2006 by Matthew MacDonald

+ Visual Basic.Net 2005 step by step Copyright © 2006 by Michael Halvorson

+ Wrox - Beginning Visual C#

+ H.M.Deitel, P.J.Deitel - Visual C Sharp 2005 - How to Program. 2nd edition. 2005

+ ADO.NET, Tata Infotech Education

+ MCADTraining Kit - Developing Web Applications with Microsof

 

 

      CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 968/QĐ-CĐCNKT2 ngày 10 /8   /2015 của Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô)

1. Tên ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật Ô tô ( Automotive Engineering Technology)

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

3. Kiến thức

3.1. Kiến thức chung

- Hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước và những vấn đề cấp bách của thời đại.

- Có kiến thức công nghệ để thiết kế, chế tạo; tham gia công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật cho từng công đoạn sản xuất cơ khí.

- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành như: Hình họa-Vẽ kỹ thuật cơ khí, Autocad căn bản, Kỹ thuật nhiệt, Kỹ thuật điện - điện tử, Vật liệu cơ khí, Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu, Nguyên lý - Chi tiết máy, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, An toàn lao động và môi trường công nghiệp, Lý thuyết ôtô, Nguyên lý động cơ đốt trong,...trong ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô.

- Nhận thức tốt về vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong lao động và sản suất.

- Nhận biết kiến thức An ninh quốc phòng trong tình hình hiện nay

3.2. Kiến thức chuyên ngành

- Hiểu biết kiến thức cơ bản và kỹ thuật cơ sở liên quan đến ngành công nghệ gia công cơ khí chuyên ngành kỹ thuật Ô tô.

- Nắm vững những kiến thức cơ bản về kỹ thuật ôtô, các máy móc thiết bị chuyên dùng được sử dụng trong sửa chữa Ô tô.

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ của Ô tô. và xe máy. Phân tích được nguyên lý cấu tạo, nguyên nhân hư hỏng của các chi tiết trên Ô tô.  xe máy và lựa chọn phương pháp tôi ưu trong sử dụng xe máy đảm bảo an toàn, tiết kiệm.

- Hiểu được quy trình và phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ ôtô, trang bị điện, điện lạnh Ô tô, gầm Ô tô. Thực hành kiểm định và chẩn đoán tình trạng kỹ thuật ôtô.

3.3. Kiến thức bổ trợ

- Vận dụng kiến thức đã học tham gia công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật cho từng công đoạn BDSC Ô tô.

- Sử dụng những kiến thức đã học để thích ứng nhanh với các thay đổi của khoa học công nghệ; có khả năng tự nghiên cứu, rèn luyện nâng cao kỹ năng tay nghề trong môi trường công tác.

- Đạt trình độ B tiếng Anh; Trình độ B tin học hoặc tương đương.

4. Kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng

- Thực hiện thành thạo việc tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của động cơ và Ô tô.

- Kiểm định được chất lượng động cơ, hệ thống phanh và khí xả của Ô tô.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghề cho bậc sơ cấp và trung cấp.

- Có khả năng làm việc độc lập, có tác phong công nghiệp làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc.

-Thực hiện  được việc chẩn đoán, đánh giá trạng thái kỹ thuật của ôtô trong sửa chữa và bảo dưỡng.

- Biết cách thực hiện qui trình, phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phức tạp của động cơ, Ô tô và các loại xe - máy công trình.

- Sử dụng được các thiết bị chẩn đoán hiện đại phục vụ công tác sửa chữa, thí nghiệm và kiểm định Ô tô và các loại xe - máy công trình

- Xác định chính xác các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và trạng thái kỹ thuật của chi tiết, từ đó đề ra được các biện pháp cụ thể nhằm kéo dài tuổi thọ của xe - máy

- Tự tạo ra các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng, phương pháp làm việc phù hợp nhằm tăng năng suất lao động.

- Quán triệt mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động, vệ sinh lao động trong sản xuất công nghiệp

4.2. Kỹ năng mềm

 - Có khả năng làm việc độc lập; có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm; tổ chức BDSC Ô tô và triển khai công nghệ.

- Có tư duy độc lập, sáng tạo; có khả năng suy luận, kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

- Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc.

- Biết khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học liên quan đến ngành học.

5. Thái độ

- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác-Lê- Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước vào lĩnh vực công nghệ cơ khí trong đơn vị. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước.

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cẩn trọng, chịu khó, tinh thần phục vụ CBCNV trong đơn vị và khách hàng của đơn vị hết mình, cởi mở, chân tình. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp.

- Làm việc có kế hoạch, sáng tạo; có ý thức vươn lên trong học tập và công việc.

6. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

- Cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp rắp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm ô tô và máy động lực.

- Cán bộ giảng dạy, quản lý trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đng nghề, trung cấp nghềvà dạy công nghệ trong trường trung học phổ thông.

- Có khả năng tự tạo việc làm cho bản thân và nhóm cộng sự.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo.

- Có thể học liên thông đại học ngành công nghệ cơ khí hoặc liên thông đại học ngành gần đúng ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình, tài liệu của BGD - ĐT ban hành.

- Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô - Hệ Cao đẳng của trường CĐCN&KT Ô tô và các tài liệu chuyên ngành liên quan của BGD ban hành.

- Chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình chuyên ngành Ô tô hệ Đại học chuyên nghiệp của NXBKHKT; NXB GD và của các Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên và các Trường Đại học BK Hà Nội, Đại học BK Đà Nẵng, Đại học BK Thành phố Hồ Chí Minh…

 

 

CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 968/QĐ-CĐCNKT2 ngày 10 /8  /2015 của Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô)

1. Tên ngành đào tạo: Công nghệ cơ khí (Mechanical Engineering Technology)

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

3. Kiến thức

3.1. Kiến thức chung

- Hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước và những vấn đề cấp bách của thời đại.

- Có kiến thức công nghệ để thiết kế, chế tạo; tham gia công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật cho từng công đoạn sản xuất cơ khí.

- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành như: Hình họa-Vẽ kỹ thuật cơ khí, Autocad căn bản, Kỹ thuật nhiệt, Kỹ thuật điện - điện tử, Vật liệu cơ khí, Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu, Nguyên lý - Chi tiết máy, Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật, An toàn lao động và môi trường công nghiệp, Công nghệ kim loại; gò, hàn cơ bản; cắt gọt kim loại.....trong ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp.

- Nhận thức tốt về vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong lao động và sản suất.

-Nhận biết kiến thức An ninh quốc phòng trong tình hình hiện nay

3.2. Kiến thức chuyên ngành

- Xác định được chất lượng bề mặt chi tiết máy và độ chính xác gia công. Chuẩn, lượng dư gia công cơ khí và phương pháp thiết kế qui trình công nghệ. Hiểu được đặc trưng các phương pháp gia công, cơ sở công nghệ lắp ráp và lắp ráp một số mối lắp điển hình.

- Biết kiểm tra, đấu ghép các mạch điện của hệ thống trang bị điện của các máy công nghiệp dùng chung như: máy tiện, máy bào, máy doa, cầu trục, thang máy, lò điện và lò hồ quang.  Sử dụng đúng dụng cụ, các trang thiết bị và đảm bảo an toàn.

- Thiết kế được một số hệ thống truyền động đơn giản. Có khả năng nghiên cứu để vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống thuỷ lực và khí nén.

- Xác định được phương pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi; Thiết kế  được quy trình công nghệ gia công chi tiết; Tính và thiết kế  được đồ gá; Viết được thuyết minh và chuẩn bị tốt nội dung bảo vệ.

- Sử dụng được phần mềm Master Cam X3 để vẽ và tạo đường chạy dao gia công chi tiết trên máy tiện, phay và cắt dây CNC.  Có thể tiếp cận, khai thác sử dụng những phần mềm CAD/CAM hiện đại khác.

- Biết cách lập trình CNC. Khai thác tốt phần mềm Sinumerik 810D840D.

3.3. Kiến thức bổ trợ

- Vận dụng kiến thức công nghệ để thiết kế, chế tạo; tham gia công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật cho từng công đoạn sản xuất cơ khí.

- Sử dụng những kiến thức đã học để thích ứng nhanh với các thay đổi của khoa học công nghệ; có khả năng tự nghiên cứu, rèn luyện nâng cao kỹ năng tay nghề trong môi trường công tác.

- Đạt trình độ B tiếng Anh; trình độ B tin học hoặc tương đương.

4. Kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng

 - Tính toán, thiết kế và lựa chọn được phương án thiết kế chi tiết máy, cụm chi tiết máy.

- Triển khai thành thạo các phương án tự động hoá quá trình công nghệ

- Thiết kế được bản vẽ cơ khí và thiết lập được quy trình công nghệ gia công chế tạo cơ khí.

- Vận hành  được các máy công cụ truyền thống như: Tiện, phay, bào... và một số loại máy công cụ CNC thông dụng.

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo lường các đại lượng cơ khí thông dụng.

- Thiết lập được quy trình công nghệ chế tạo,  sửa chữa một số dụng cụ cắt, đồ gá, các chi tiết máy đơn giản.

- Sử dụng thành thạo được một số phần mềm CAD/CAM và lập trình NC thông dụng để tự động hoá quá trình gia công chi tiết trên các máy CNC.

- Vận hành được các thiết bị cơ khí liên quan (khoan, mài, hàn…) phục vụ việc chế tạo các liên kết và kết cấu cơ khí.

- Tham gia và trợ giúp được cho kỹ sư trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống, thiết bị công nghệ và các dây chuyền công nghệ sản xuất cơ khí.

4.2. Kỹ năng mềm

 - Có khả năng làm việc độc lập; có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm; tổ chức sản xuất và triển khai công nghệ.

- Có tư duy độc lập, sáng tạo; có khả năng suy luận, kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình logic, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

- Sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc.

- Biết khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học liên quan đến ngành học.

5. Thái độ

- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác-Lê- Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước vào lĩnh vực công nghệ cơ khí trong đơn vị. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước.

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cẩn trọng, chịu khó, tinh thần phục vụ CBCNV trong đơn vị và khách hàng của đơn vị hết mình, cởi mở, chân tình. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp.

- Làm việc có kế hoạch, sáng tạo; Có ý thức vươn lên trong học tập và công việc.

6. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

 - Làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp trong nước và liên doanh với nước ngoài có sử dụng các dây chuyền công nghệ và thiết bị Cơ khí, các công ty hoạt động dịch vụ thương mại trong lĩnh vực công nghệ Cơ khí.

- Làm công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.

- Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy. Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị. Quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị thiết bị sản xuất trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.

- Có thể làm công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực cơ khí tại các cơ sở đào tạo nghề.

- Có khả năng tự tạo việc làm cho bản thân và nhóm cộng sự.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo.

- Có thể học liên thông đại học ngành công nghệ cơ khí hoặc liên thông đại học ngành gần đúng ngành công nghệ cơ khí.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình, tài liệu của BGD - ĐT ban hành.

- Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí - Hệ Cao đẳng của trường CĐCN&KT Ô tô và các tài liệu chuyên ngành liên quan của BGD ban hành.

- Chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình chuyên ngành Cơ khí và Cơ khí chế tạo máy hệ Đại học chuyên nghiệp của NXBKHKT; NXB GD và của các Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên và các Trường Đại học BK Hà Nội, Đại học BK Đà Nẵng, Đại học BK Thành phố Hồ Chí Minh…

 

 

CHUẨN ĐẦU RA ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 968/QĐ-CĐCNKT2 ngày 10 /8   /2015 của Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô)

1. Tên ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điện

                     (Electrical Engineering Technology)

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

3. Kiến thức

3.1. Kiến thức chung

- Hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước và những vấn đề cấp bách của thời đại.

- Nắm vững và áp dụng các kiến thức về khoa học cơ bản bao gồm: Toán học cao cấp, toán học ứng dụng, vật lý ứng dụng, hóa học ứng dụng, tiếng anh cơ bản, tin học cơ bản và các kiến thức đại cương khác .... vào công tác chuyên môn.

-Nhận biết kiến thức An ninh quốc phòng trong tình hình hiện nay

3.2. Kiến thức chuyên ngành

- Hiểu biết kiến thức cơ bản và kỹ thuật cơ sở liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật điện.

- Nắm vững các kiến thức cần có của một kỹ thuật viên trong vị trí người chuyên trách xây dựng, điều hành, bảo trì ... trong lĩnh vực tự động hoá công nghiệp, phát dẫn điện, cung cấp điện và sửa chữa thiết bị điện.

-  Phân tích và lựa chọn tối ưu trong thiết kế công nghệ điện. Áp dụng phương pháp và sử dụng các trang thiết bị điện đảm bảo tính công nghệ, kinh tế kỹ thuật.

3.3. Kiến thức bổ trợ

- Sử dụng những kiến thức đã học để thích ứng nhanh với các thay đổi của khoa học công nghệ; có khả năng tự nghiên cứu, rèn luyện nâng cao kỹ năng tay nghề trong môi trường công tác.

- Đạt trình độ B tiếng Anh; Trình độ B tin học hoặc tương đương.

4. Kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng

- Nắm vững các kỹ năng cần có của một kỹ thuật viên trong vị trí người chuyên trách xây dựng, điều hành, bảo trì ... trong lĩnh vực tự động hoá công nghiệp, phát dẫn điện, cung cấp điện và sửa chữa thiết bị điện.

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sáng tạo ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.

 - Có tác phong công nghiệp sau khi tốt nghiệp, có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Nắm được kiến thức cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, về tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế trong xí nghiệp.

4.2. Kỹ năng mềm

- Hình thành kỹ năng đọc-dịch các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

- Củng cố kỹ năng ứng xử, giao tiếp, làm việc theo nhóm và phát triển kỹ năng sáng tạo, độc lập trong tư duy.

- Trình bày, giải đáp và phản biện được một số các vấn đề thuộc lĩnh công nghệ kỹ thuật điện.

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm.

5. Thái độ

- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác-Lê- Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước vào lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện trong đơn vị. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước.

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cẩn trọng, chịu khó, tinh thần phục vụ CBCNV trong đơn vị và khách hàng của đơn vị hết mình, cởi mở, chân tình. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp.

- Làm việc có kế hoạch, sáng tạo; có ý thức vươn lên trong học tập và công việc.

6. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

- Khai thác, sử dụng thành thạo các thiết bị điện trong dây chuyền công nghiệp. Trực tiếp làm các sản phẩm của công nghệ điện và kiểm soát chất lượng các sản phẩm của công nghệ điện.

- Có thể làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu thuộc ngành điện.

- Có khả năng giảng dạy chuyên ngành điện tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

- Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở một số lĩnh vực chuyên sâu của ngành và các bậc học cao hơn.

- Có khả năng học tập và nghiên cứu suốt đời.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

- Chương trình, tài liệu của BGD - ĐT ban hành.

- Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật điện - Hệ Cao đẳng của trường CĐCN&KT Ô tô và các tài liệu chuyên ngành liên quan của BGD ban hành.

- Chương trình đào tạo, tài liệu, giáo trình chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện hệ Đại học chuyên nghiệp của NXBKHKT; NXB GD và của các Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên và các Trường Đại học BK Hà Nội, Đại học BK Đà Nẵng, Đại học BK Thành phố Hồ Chí Minh…

   - Tài liệu quốc tế:

+ Getting Started with MATLAB 7; The MathWorks, Inc.

+ MATLAB 7 Programming; The MathWorks, Inc.

+ I.M.Markovit, Các chế độ của Hệ thống năng lượng, NXB KH&KT, 1980.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       

 

Nguồn tin : Phòng Đào tạo     Ngày đăng tin : (10/08/2015)
Các bài viết liên quan khác
TRA CỨU ĐIỂM THI
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  Đang truy cập : 3
 Tổng lượt truy cập : 651013
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT ÔTÔ
 
Địa chỉ: Phường Xuân Khanh - Sơn Tây - Hà Nội
 
Điện thoại: (04) 63 258 761     -     Fax: (04) 63 258 761
 
Website: http://caodangoto.edu.vn